Tại Manila- Phillippines năm 1991, kỳ Seagames 16 trở thành vết nhơ đen tối trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Hơn 2 thập kỷ đã trôi qua, giờ đây cũng tại thành phố ấy, đất nước ấy, các chàng trai U22Việt Nam tham dự Seagames 30 với vị thế của đội bóng mạnh nhất giải đấu, những người đi chinh phục tấm huy chương vàng.
Manila- vết nhơ tủi hổ 1991
Manlia 2019, kỳ Sea games 30 sắp khai màn tới đây là dịp kỷ niệm tròn 30 năm thể thao Việt Nam nói chung và bóng đá Việt Nam nói riêng chính thức tham dự Đại hội thể thao Đông Nam Á ( Sea games 1989).
Trong 30 năm đằng đẵng ấy, bóng đá Việt Nam trải qua bao cung cậc cảm xúc, có những câu chuyện để đời, nhưng cũng có những câu chuyện trở thành vết nhơ mà đến tận ngày hôm nay, cứ mỗi dịp Seagames, là nó lại bị đào bới, mổ xẻ.
Năm 1991, cách đây đã 28 năm, kỳ Sea games lần thứ 16 được tổ chức tại TP. Manila- Phillippines. Đó là giải đấu mà bóng đá Việt Nam lần đầu tiên cử đội tuyển tham dự giải đấu tầm khu vực. Sau khi đất nước bước vào hội nhập được 6 năm, Bóng đá Việt Nam vẫn chưa phân chia các cấp độ Đội tuyển. Đội tuyển Quốc gia không phân biệt độ tuổi được cử sang Manila- Phillippines tham dự Seagames 16.
>>> Xem thêm bản tin nhận định: Tỷ lệ kèo nhà cái cùng Keoso.net <<<
Đội hình năm đó có 22 cầu thủ sang Manila. Nhưng chỉ sau 3 ngày có mặt ở nước bạn, có đến 11 cầu thủ đã tự ý bỏ về Việt Nam mà không xin phép ban huấn luyên.
Có rất nhiều lý do dẫn đến sự cố này. Một phần vì công tác đón tiếp của nước chủ nhà không được tốt, điều kiện thời tiết tại Manila khi ấy cũng không lý tưởng cho việc tổ chức các trận đấu bóng đá, các cầu thủ phải tập luyện dưới cái lạnh 20 độ C. Chưa kể sân bãi ở Phillippines những năm 91 lồi lõm như sân ruộng.
Nhưng đó vẫn chưa phải lý do sâu xa. Dẫn đến vết nhơ năm 1991 còn bắt nguồn từ nội bộ của ban huấn luyện. Khi mà cố HLV trưởng của ĐT Việt Nam khi đó gọi toàn những cầu thủ của Thể Công làm nòng cốt. Theo lời của nhiều nhân vật ngày đó kể lại, các cầu thủ của Thể Công mặc định có suất đá chính. Còn những cái tên ở đội khác, được triệu tập chỉ phòng trường hợp bất đắc dĩ.
Ông Nguyễn Sĩ Hiển- HLV trưởng đầu tiên dẫn dắt ĐT Việt Nam ở đấu trường Sea games có thuật lại: Năm ấy, các cầu thủ rời đội gây nên sự phẫn uất của dư luận, nhưng giận thì giận ở chiều ngược lại cũng có cái lý để bênh vực họ.
Chế độ cho cầu thủ khi đó vẫn còn bao cấp, tiền lương lẫn các đãi ngộ khác chẳng đáng bao nhiêu. Nhiều người trong đội hình có vợ con phải lo, ngoài đá bóng, họ phải làm nghề tay trái như bốc vác, bảo vệ, bán hàng thuê mới đủ tiền trang trải cuộc sống. Không như cầu thủ ngày nay, cầu thủ ngày xưa trên sân vừa đá bóng lại vừa lo ngay ngáy vợ ở nhà sắp sinh, hay con cần tiền đóng học, chữa bệnh….
Tiền phụ cấp bao ăn chỉ vỏn vẹn 12.000 đồng/ người, không đủ chất dinh dưỡng để tập luyện. Ở Việt Nam đã thế, đến khi sang Phillippines cũng chẳng khá khẩm hơn là bao.
Dưới cái lạnh 20 độ ở Manila, các cầu thủ được triệu tập năm 1991 không được trang bị trang phục tập luyện, ngoài 1 bộ quần áo đỏ sao vàng chỉ để dùng khi thi đấu, còn rét mướt mạnh ai người nấy mặc. Ở Phillippines năm ấy cũng chả có phòng tắm riêng, sau khi tập luyện xong, các cầu thủ thay nhau ra bể nước công cộng dội ào nước lên người rồi chạy về đắp chăn.
Điều kiện tập luyện vốn đã khó khăn, xong trước khi sang Phillippines dự Sea games 16, nội bộ giữa các cầu thủ đã có sự rạn nứt. Sự đối xử thiếu công bằng giữa các cầu thủ là người Hà Nội và các cầu thủ gốc gác tỉnh lẻ.
Tuyển thủ Đặng Chấn Chỉnh- một trong những người “đào ngũ” đội tuyển năm ấy chia sẻ:” Chúng tôi rất ức chế vì công tác quản lý của ban huấn luyện lúc đó không công bằng.
Dù quy định chỉ được ra ngoài 2 lần/tuần nhưng cứ sau buổi tập, các tuyển thủ lẫn HLV là người Hà Nội đều kéo nhau ra về đến sáng hôm sau mới trở lại. Sự bất mãn vì quy định không được một số thành viên đội tuyển tuân thủ đã bắt đầu nhen nhóm và tạo nên quyết định sai lầm của chúng tôi sau này…”
Đến bây giờ nhìn lại nhiều người thế hệ ngày đó tin rằng, kỳ Seagames 16, nếu không có sự cố ấy thì khả năng cao ĐT Việt Nam đã giành được tấm huy chương vàng. Bởi trong đội hình năm 1991 sở hữu nhiều cầu thủ giỏi. Chẳng hạn như: Phan Thanh Hùng, Nguyễn Văn Sĩ, Nguyễn Thế Hùng, Phan Công Thìn, Đặng Trấn Chỉnh…. Nếu ghép lại với nhau sẽ tạo nên đội hình rất mạnh.
Và quả thực, Bóng đá Việt Nam sau vế nhơ Manila năm 1991 cũng đã biết mình biết người hơn. Sau 2 năm cải tổ, chúng ta có được những thành tích đáng tự hào.
Năm 1993, ĐT Việt Nam được tham dự vòng loại Word Cup. Đến kỳ Sea Games 18 năm 1995, lần đầu tiên bóng đá Việt Nam vượt qua được vòng bảng, vào đến một trận chung kết của Sea Games. Đáng tiếc chúng ta thiếu may mắn nên đã chịu thua Thái Lan.
Sau 28 năm, Manila ngày trở lại và hy vọng “đoạt vàng” tại Sea Games 30
28 năm sau, một lần nữa tại Manila, lần này Bóng đá Việt Nam đã quay trở lại Phillippines với một vị thế khác. Chúng ta đang là số 1 của Đông Nam Á. Các chàng trai U22 được kỳ vọng sẽ mang về tấm huy chương vàng đầu tiên cho lịch sử bóng đá nước nhà.
>>> Xem thêm bản tin nhận định: Kèo nhà cái cùng Kèo Số <<<
Những Quang Hải, Đoàn Văn Hậu, Tiến Linh, Trọng Hoàng, Hùng Dũng…. có đẳng cấp vượt trội so với các bậc tiền bối 28 năm trước, các em mang trong mình khao khát giúp Bóng đá Việt Nam đổi màu huy chương tại Sea Games 30. Đội ngũ ban huấn luyện của chúng ta dẫn đầu bởi HLV Park Hang Seo tràn đầy nhiệt huyết, luôn đặt lợi ích của Đội tuyển lên hàng đầu. Điều kiện ăn ở, tập luyện, chế độ đãi ngộ của VFF với HLV và cầu thủ cũng đã tân tiến hơn so với thời bao cấp.
Có thể khẳng định, Bóng đá Việt Nam đang trong giai đoạn vàng, từ công tác quản lý đến con người, thành tích. Với tâm thế của những người đi chinh phục, người hâm mộ hoàn toàn tư tin các chàng trai U22 Việt Nam sẽ gột rửa được vết nhơ 1991, giúp Bóng đá Việt Nam lần đầu tiên sở hữ huy chương vàng Sea Games./